Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ, Ông là ai?

Quan Cong 20

Quan Công hay còn được gọi là Quan Vũ.

Quan Công là một vị tướng trong ngũ hổ tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Với hình tượng mặt đỏ râu dài, tính cách khẳng khải oai phong lẫm liệt. Tuy được sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Quan Vũ vẫn được học cả võ và văn. Thời trẻ, ông từng làm nghề bán đậu phụ. Song vì bản tính hào hiệp nên trong một lần bênh vực kẻ yếu mà ông phạm phải tội giết người, phải bỏ xứ đến quận Trác sinh sống.

Quan Cong 18
Quan Công trấm ải

Tiểu Sử của Quan Công

Tại quận Trác, Quan Vũ gặp được Trương Phi Lưu B. Ba người kết nghĩa anh em tại vườn đào, thề sống chết cùng nhau. Đến nay vẫn còn khá nhiều tác phẩm nghệ thuật nhắc đến hoặc kể về câu chuyện này với hình ảnh “đào viên kết nghĩa”.
Lưu Bị sau này gặp được thêm Khổng Minh, Khổng Minh và Quan Vũ trở thành những cánh tay đắc lực của Lưu Bị, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Khi Quan Vũ mất, người đời phong ông là Thánh Võ, còn Khổng Minh được phong là Thánh Văn.

Quan Cong 1
Tượng Quan Công bằng gỗ Vương Tử Đàn

Ông là dũng tướng nổi danh giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Sinh thời, Quan Vũ đã có những đóng góp to lớn vào việc thành lập nên nhà Thục Hán với vị Hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”, Ông được tác giả La Quán Trung xếp vào hàng đầu trong danh sách “Ngũ hổ tướng” cùng với 4 vị võ tướng nổi tiếng khác của Thục Hán là Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Mặc dù sở hữu võ nghệ cao cường, nhưng tính cách của vị võ tướng “uy chấn Hoa Hạ” này lại có một đặc điểm nổi bật. Đó chính là sự kiêu ngạo. Cũng bởi vậy mà vào thời bấy giờ, dù nhân tài nổi lên khắp nơi, quần hùng thi nhau tranh bá, nhưng số người có thể được Quan Vân Trường coi trọng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự kiêu ngạo của nhân vật này từng thể hiện rõ trong việc ông quyết liệt từ chối lời cầu hôn của con trai Tôn Quyền, thậm chí còn lớn tiếng mắng rằng: “Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử?”.

Quan Cong 7
Tượng Quan Công bằng gỗ Vương Tử Đàn

Bởi vậy mà trong số hàng loạt vị thần trong những đền đài người Hoa, không có vị thần nào được ưa thích bằng Quan Công, hay còn được gọi là Quan Vũ. Ông chính là người bảo vệ tầng lớp bị áp bức. Và trong thời đại hiện nay ông được xem là thần bảo vệ cho những nhà chính trị, cảnh sát, gia chủ và các chủ doanh nghiệp.

Quan Cong 19
Tượng Quan Công bằng gỗ Vương Tử Đàn

Tượng gỗ Quan Công được cho là biểu tượng trấn trạch hiệu quả nhất. Đặt tượng Quan Công trong nhà, đặc biệt ở vị trí đối diện cửa trước, vẻ mặt nghiêm nghị của ông sẽ xua đi những điều xấu và sát khí xâm nhập vào nhà qua cửa. Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công.

Quan Cong 3
Tượng Quan Công bằng gỗ Vương Tử Đàn

Ý nghĩa tượng gỗ Quan Công

Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa những thành viên trong gia đình, giúp bảo vệ cho người cha và mang tài lộc tới cho mọi người.
Quan Công được xem là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại những thế lực tà ma ngoại đạo. Chính vì vậy, tượng của ông chuyên dùng để chế lại những hung khí, mang lại sự bình an cho gia chủ và gia đạo. Những hướng nhà bị xấu với tuổi và mệnh của gia chủ thì nên đặt tượng Quan Công trấn giữ ở cửa. Hướng nhà mà bị sao xấu chiếu đến cũng dùng tượng Quan Công để chế hoá. Nhất là dùng trong các trường hợp căn nhà, những căn phòng nhiều âm khí dễ sinh tai hoạ và nhiều bệnh tật cho gia chủ.

Quan Cong 4
Quan Công

Mẫu tượng gỗ Quan Công được thỉnh nhiều nhất để trấn trạch, trừ tà, cầu tài lộc
Tượng gỗ Quan Công cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao
Tượng Quan Công cầm đao với tướng đứng hùng dũng, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, gương mặt đỏ dữ tướng vô cùng khí khái và trang nghiêm. Trên tay Ngài là thanh đao sắc bén góp phần tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng cho phòng khách của ngôi nhà.

Quan Cong 6
Quan Công

Thanh Long Yển Nguyệt đao là gì?

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra, và nó chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Các nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao.
Thanh long đao này. Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg bây giờ.
Tượng gỗ Quan Công ngồi đọc sách
Hình ảnh Quan Công ngồi đọc sách bắt nguồn từ câu chuyện Tào Tháo vì muốn ly gián Quan Công và Lưu Bị mà sắp xếp ông ở chung phòng với 2 người vợ của Lưu Bị, khi 3 người này thất tán với Lưu công phải náu nhờ dưới trướng của Tháo.
Tuy nhiên, trong tình cảnh ấy Quan Công vẫn chuyên tâm đọc sách và giữ vững lòng trung thành, trượng nghĩa với Lưu Bị. Câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi và nhiều người ca ngợi đức tính tốt đẹp của ông. Từ đó, tượng Quan Công trong tư thế ngồi đọc sách được dân gian sùng bái, tôn thờ.
Tượng Quan Công đọc sách là sự lựa chọn sáng suốt dành cho gia chủ muốn trấn trạch nhưng không muốn thể hiện sát khí quá mạnh mẽ. Ngoài ra, tượng Quan Công ngồi đọc sách còn được nhiều người trưng bày trong phòng làm việc để khẳng định vị thế, giải trừ lòng dạ tiểu nhân làm hại.

Quan Cong 17
Tượng Quan Công bằng gỗ Cẩm lai

Tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa

Tượng Quan Công cưỡi ngựa bắt nguồn từ chuyện Ngài từng cưỡi ngựa Xích Thố vượt qua 5 ải và chém đầu 6 tướng để về với quân Lưu Bị. Hình ảnh Quan Công trên lưng ngựa được điêu khắc vô cùng sinh động và uy nghiệm thể hiện thần thái của bị tướng lĩnh tài ba. Hơn thế nữa, hình ảnh con ngựa còn gắn liền với không gian rộng lớn, ý chí tiến về phía trước và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ.
Do đó, tượng Quan Công cưỡi ngựa mang ý nghĩa chiến đấu hết mình, anh dũng và uy nghiêm. Bên cạnh tác dụng trấn trạch hiệu quả, tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa còn được người lãnh đạo, người có chức quyền yêu thích và đặt trong phòng làm việc để nhắc nhở luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn.Nếu đặt tượng Quan Công cưỡi ngựa trong phòng khách còn giúp hỗ trợ gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp.

Quan Cong 5
Tượng Quan Công cưỡi ngựa Xích Thố Gỗ Hương

Tượng gỗ Quan Công múa võ

Tượng Quan Công quỳ gối múa đao đao cao là mẫu tượng phong thủy thường được đặt trưng bày trong phòng khách hoặc phòng làm việc rất đẹp và ý nghĩa. Trong phong thủy Tượng Quan Công múa võ có ý nghĩa trấn trạch, tránh mọi tà ma ác quỷ, bảo vệ gia chủ, giữ cho gia đạo thêm phần bình yên.
Nhiều người cũng thỉnh bức tượng Quan Công múa võ bé về đặt trên xe ô tô để đề phòng tai nạn.
Nên đặt tượng Quan Công múa võ tại góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng, mặt hướng ra cửa để canh chừng những người ra vào nhà hoặc văn phòng. Tranh quan vân trương phù hợp quà tân gia, quà khai trương..

Quan Cong 2
Tượng Quan Công Gỗ Trắc

Tượng gỗ Quan Công trấn ải

Tượng Quan công chống đao có hình ảnh khí khái mãnh liệt, gương mặt cương quyết có phần dữ dằn, mặt đỏ và dâu dài, trên tay luôn cầm long đao chống xuống đất. Tư thế chống đao mang ý nghĩa trấn giữ những điều hung tà, bảo vệ chủ nhân , nhiều người còn gọi tư thế này là quan công trấn ải.

Quan Cong 11
Quan Công

Đây là mẫu tượng phong thủy trấn trạch. Không phải là mẫu tượng trang trí hay cầu tài lộc. Vì vậy, nên đặt tượng Ngài ở cửa ra vào, hành lang cầu thang để trấn át khí xấu, đề phòng kẻ tiểu nhân hãm hại.
Đối với gia chủ làm các dịch vụ về tài chính, ông chủ doanh nghiệp, giám đốc… có thể đặt tượng Quan Công ở trong phòng làm việc. Đặt tượng Ngài trên 1 đôn gỗ nhỏ, để bên cạnh bàn làm việc để gia tăng uy lực. Hạn chế khí xấu, đẩy lùi gièm pha…

Quan Cong 8
Quan Công

Tượng gỗ Quan Công xách đao

Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ chuyên áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc và bình an cho mọi người.

Quan Cong 9
Tượng Gỗ Quan Công Trấn Ải

Tượng Quan Công xách đao được cho là biểu tượng trấn trạch hiệu quả nhất. Đặt tượng Quan Công trong nhà, đặc biệt ở vị trí đối diện cửa trước, vẻ mặt nghiêm nghị của ông sẽ xua đi những điều xấu và sát khí xâm nhập vào nhà qua cửa. Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công.
Tượng Quan Công cầm kinh Xuân Thu

Quan Cong 10 1
Quan Công

Quan Vân Trường không chỉ giỏi võ nghệ mà cũng tinh thông binh pháp, lập được nhiều mưu hay, kế lạ. Những khi thong dong, ông vẫn chong đèn ngồi đọc cuốn Kinh Xuân Thu.
Sau này, nhiều học giả vẫn phục sự học của Quan Công. Họ đặt tượng Quan Công cầm kinh Xuân Thu bên chỗ ngồi làm việc, rước tượng ông trên bàn làm việc cá nhân để được ông độ cho sự tinh thông, minh mẫn.

Quan Cong 13
Tượng Quan Công Gỗ trắc

Tượng Quan Công hàng long

Mặc dù là 1 vị tướng ngoại lai, nhưng chính nhân vật Quan Vân Trường cũng được Việt hóa và được người Việt tôn sùng như 1 vị tướng nhân đức hàng đầu. Đây là kết quả của sự giao lưu văn hóa cũng như ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo tại Việt Nam. Quan Công xuất hiện với hình ảnh trên tay cầm long đao luôn trong tư thế đứng trên con rồng. Tượng Quan Công cưỡi rồng khắc họa hình ảnh Quan Công cầm đao uy dũng, mạnh mẽ trên lưng cặp rồng tôn nghiêm, mềm mại. Khuôn mặt Ngài được tạo hình rất đẹp. Có hồn, mang thần thái riêng. Sắc nét và sống động như thật.

Quan Cong 14
Tượng Quan Công đứng Rồng gỗ Hương Việt

Vị trí đặt tượng gỗ Quan Công

Tượng Quan Công rất được ưa chuộng, nhất là với các vị lãnh đạo, các doanh nhân bởi họ tin rằng Quan Công sẽ giúp học có được sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất.
Trong phòng khách hay tại phòng làm, gia chủ nên đặt tượng Quan Công tại góc Tây Bắc. Mặt tượng nên hướng ra cửa với ý nghĩa canh chừng và đây là bức tượng có ý nghĩa phong thủy nên không cần thiết phải thờ cúng.
Nên đặt tượng gỗ Quan Công tại những vị trí trên cao để có thể canh giữ cửa chính. Người ta quan niệm vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì hiệu quả bảo vệ càng cao.

Quan Cong 15
Quan Công

Một số vị trí phong thủy tốt để bạn đặt tượng trong phòng khách hay phòng làm việc chính là trung tâm của căm phòng. Nên trưng bày tượng theo mặt hướng ra cửa chính với các căn nhà vay văn phòng có hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây.

Quan Cong 16
Quan Công

Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý những điều cần tránh khi trưng bày tượng đó là không nên đặt tượng sát mặt đất hoặc cao quá đầu người. Bạn cũng không nên đặt mặt tượng hướng về phía bếp hay nhà vệ sinh hay trong phòng bởi đây là nơi riêng tư nên sẽ là bất kính với Ngài. Cuối cùng bạn cũng không nên đặt tượng tại các góc khuất hay quay mặt vào tường để tránh tăng thêm hung khí.

Quan Cong 12
Quan Công

Thông tin thỉnh tượng gỗ Quan Công

Trên đây là sự tổng hợp về Quan Công do Gỗ Nghệ Thuật Sài Gòn sưu tầm và chọn lọc trên internet
Bạn có thể xem thêm các tác phẩm về Tượng Gỗ Quan Công tại đây

Cảm ơn Bạn đã xem bài. Bạn có thể xem các tác phẩm của Gỗ Nghệ Thuật Sài Gòn Tại Địa Điểm Sau:
Địa Chỉ: 220 Trần Phú, P9, Q5, TP.HCM
Điện Thoại: 0989.448.449 (Zalo Viber)
www.gonghethuat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *